10 cách giúp bé vui đánh răng
Lần nào gọi đi đánh răng, bé cũng lề mề, mè nheo "Sao con lại phải đánh răng?", khi ấy bạn hãy kiên nhẫn, không nên nổi nóng. Thay vào đó, bạn có thể hát sẽ khiến bé cảm thấy thích thú.
Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Hãy nhắc nhở bé đánh răng hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).
Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định giúp con hình thành thói quen này. Một nguyên tắc để việc đánh răng của trẻ không phải là một tai họa là bạn nên bình tĩnh, không phải vội vã, không thúc giục bé.
2. Xem xét nhu cầu thực sự
Bạn cần phải xác định được liệu trẻ đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng.
Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú thì bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối nhạt, nếu điều đó làm bé thích hơn).
Dù đánh răng cho con theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho trẻ rất mạnh và khi đó, bé sẽ không thích đánh răng nữa.
3. Chưa cần dùng kem đánh răng
Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn không nên vội dùng các loại kem, dù đó là kem đánh răng dành cho các bé và có thể nuốt được. Thay vào đó, chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối nhạt) là đủ.
4. Ngồi xuống ghế cùng với bé
Bạn nên chuẩn bị riêng cho con một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.
5. Tạo hứng thú cho trẻ
Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.
Bạn cũng nên há miệng to để trẻ bắt chước theo. Cho con quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.
6. Khi bé nghiến bàn chải
Khi mới tập đánh răng, con có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không được" và nhìn thẳng vào mắt trẻ hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng ấy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra để thông báo số răng của mình.
Thực tế, ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của trẻ.
7. Đánh răng nhanh
Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.
8. Chấp nhận thực tế
Có một số bé sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng dữ dội như vậy. Bạn không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để bé chịu đánh răng.
9. Xây dựng thói quen trong hòa bình
Dù là tạo thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé và dừng lại ngay khi con bắt đầu khóc.
Bạn cố gắng nhắc nhở bé thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen. Hãy bỏ ra ngoài khi thấy bé bắt đầu khóc vì phải đánh răng và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
10. Đặt bé lên một mặt phẳng
Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn. Hãy kéo con vào sát người mình, giữ chân và tay. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà trẻ thích thú trong khi đánh răng cho bé.
Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh. Có thể bật bài hát con thích hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng..., bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.
(Theo Mevabe.net)
Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Hãy nhắc nhở bé đánh răng hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).
Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định giúp con hình thành thói quen này. Một nguyên tắc để việc đánh răng của trẻ không phải là một tai họa là bạn nên bình tĩnh, không phải vội vã, không thúc giục bé.
2. Xem xét nhu cầu thực sự
Bạn cần phải xác định được liệu trẻ đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng.
Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú thì bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối nhạt, nếu điều đó làm bé thích hơn).
Dù đánh răng cho con theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho trẻ rất mạnh và khi đó, bé sẽ không thích đánh răng nữa.
3. Chưa cần dùng kem đánh răng
Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn không nên vội dùng các loại kem, dù đó là kem đánh răng dành cho các bé và có thể nuốt được. Thay vào đó, chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối nhạt) là đủ.
4. Ngồi xuống ghế cùng với bé
Bạn nên chuẩn bị riêng cho con một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.
5. Tạo hứng thú cho trẻ
Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.
Bạn cũng nên há miệng to để trẻ bắt chước theo. Cho con quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.
6. Khi bé nghiến bàn chải
Khi mới tập đánh răng, con có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không được" và nhìn thẳng vào mắt trẻ hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng ấy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra để thông báo số răng của mình.
Thực tế, ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của trẻ.
7. Đánh răng nhanh
Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.
8. Chấp nhận thực tế
Có một số bé sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng dữ dội như vậy. Bạn không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để bé chịu đánh răng.
9. Xây dựng thói quen trong hòa bình
Dù là tạo thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé và dừng lại ngay khi con bắt đầu khóc.
Bạn cố gắng nhắc nhở bé thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen. Hãy bỏ ra ngoài khi thấy bé bắt đầu khóc vì phải đánh răng và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
10. Đặt bé lên một mặt phẳng
Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn. Hãy kéo con vào sát người mình, giữ chân và tay. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà trẻ thích thú trong khi đánh răng cho bé.
Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh. Có thể bật bài hát con thích hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng..., bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.
(Theo Mevabe.net)
Tags: Kiến thức nha khoa
Đăng nhận xét