Mẫu Tủ trưng bày điện thoại giữa nhà SKP136
Vật liệu: Gỗ MDF, kính 8mm
Màu sắc: Trắng + Xanh da trời màu sắc hoặc Tùy chọn
Bảo hành: 12 tháng
Mẫu sản phẩm Tủ trưng bày điện thoại SKP136 có thiết kế đơn giản sử dụng màu trắng trẻ trung và trang nhã để mang đến nét hiện đại, thanh lịch và tinh tế. Sản phẩm Tủ trưng bày điện thoại được làm từ vật liệu gỗ MDF phun sơn PU và kính dày 8mm. Tuy là vật liệu gỗ công nghiệp nhưng gỗ MDF có chất lượng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cứng, độ bền để đảm bảo các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ MDF có chất lượng và khả năng chịu lực cao. Về mặt thẩm mỹ thì gỗ MDF cho nhiều sự lựa chọn về màu sắc và phong cách thiết kế hơn vì lớp sơn PU dùng để hoàn thiện sản phẩm nội thất có màu sắc rất đa dạng và phong phú.
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Mẫu Tủ trưng bày điện thoại SKP137
Vật liệu: Gỗ MDF, kính 8mm
Màu sắc: Vàng hoặc màu sắc Tùy chọn
Bảo hành: 12 tháng
Mẫu Tủ trưng bày điện thoại mã SKP137 được thiết kế theo dạng chữ L và có kích thước lớn nên phù hợp với các không gian cửa hàng có diện tích rộng, giúp chủ cửa hàng không phải tốn nhiều công sức để sắp xếp và bố trí các tủ trưng bày điện thoại trong cửa hàng mà không gian cửa hàng vẫn gọn gàng và đẹp mắt. Sản phẩm Tủ trưng bày có màu vàng trẻ trung, tươi tắn là màu sắc tượng trưng cho ánh nắng của mặt trời đem tới cảm giác ấm áp và hạnh phúc cho không gian cửa hàng. Thân tủ trưng bày được để trống có thể được dán trang trí bằng logo của các thương hiệu điện thoại mà cửa hàng kinh doanh hoặc tên của cửa hàng đều rất phù hợp và đẹp mắt. Vật liệu chính được dùng để sản xuất tủ trưng bày là gỗ MDF phun sơn PU, kính 8mm và trang trí bằng các đèn led gắn bên trong hộp kính.
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
thiết kế phòng khám đa khoa chuyên nghiệp
Thiết kế phòng khám đa khoa, nội thất hiện đại cung cấp bởi "Hoàng Gia". Chúng ta đã biết bối cảnh hiện nay luôn xảy ra hiện tượng quá tại ở các bệnh viện công chính vì vậy, việc mở rộng quy mô các phòng khám đang được phát triển ngoài vấn đề chuyên môn còn có vấn đề cơ sở vật chất. Chúng tôi thiết kế mẫu phòng khám đa khoa rất chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả. Để có một môi trường bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe, và giảm tại một nhu cầu lớn hơn cho các địa điểm y tế công tốt nhất.
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Thiết kế phòng khám dành riêng cho tư nhân
Các dịch vụ y tế tư nhân hiện nay rất phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu tránh tình trạng quá tải ở các bệnh viện công lập.
Trong những năm qua chúng tôi đã thiết kế và thi công các dự án phòng khám hiện đại. Thiết kế hoàn hảo cả về nội thất và không gian thiết kế.
Các mẫu thiết kế của chúng tôi chăc chắn sẽ đem lại sự an tâm và hài lòng của bệnh nhân khi đến với phòng khám của bạn.
Dịch vụ thiết kế phòng khám tư nhân cung cấp bởi nội thất cosp chi tiết xin liên hệ:
- Tel : 04.8587.5748;
- Hotline:0946-545-299
- Email : info@cosp.vn
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
thiết kế phòng khám tư nhân hiện đại
Thiết kế phòng khám tư nhân hiện đại là thiết kế được nhiều nhà đầu tư quan tâm năm 2014. Chúng tôi có rất nhiều mẫu thiết kế dành cho chủ đầu tư là các phòng khám tư. Điểm khác nhau đặt ra các phòng, hành lang và sảnh tiếp khách với một không gian thoáng mát, sang trọng. Xây dựng nghệ thuật của phòng khám và logo của từng chủ đầu tư là nguồn cảm hứng cho chúng tôi thiết kế.
Thiết kế nội thất phòng khám hiện đại chuyên nghiệp được cung cấp bởi nội thất cosp.
Phòng khám / đơn vị Y tế loại không gian nên cung cấp một vệ sinh và môi trường điều trị , trong đó bệnh nhân có thể được điều trị bởi các học viên y tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sạch và Vệ sinh môi trường: Sự sạch sẽ của một cơ sở không chỉ liên quan đến phục hồi sức khỏe của bệnh nhân, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về chăm sóc.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tel : 04.8587.5748
Hotline: 0946-545-299
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Thông báo thay đổi xưởng sản xuất tại Hà Nội
Kính gửi : Quý khách hàng
Căn cứ tình hình và nhu cầu kinh doanh của Công ty cổ phần quảng cáo và trang trí nội thất Hoàng Gia
Để tạo điều kiện thuận lợi trong giao nhận hàng và bảo hành cho khách hàng, nay Công ty CP QC&TT Nội Thất Hoàng Gia trân trọng thông báo về việc thay đổi địa chỉ xưởng sản xuất tại Hà Nội cụ thể như sau:
Địa chỉ cũ: Liên Hà - Châu Phong - Đông Anh - Hà Nội
Địa chỉ xưởng mới : Km số 5, đường Đại Lộ Thăng Long ( cách BigC 3,6km; đầu thôn Giao Quang, Đại Mỗ, Từ Liêm Hà Nội)
Các thông tin khác của Công Ty chúng tôi vẫn giữ nguyên, cụ thể:
CÔNG TY CP QC&TT Nội Thất Hoàng Gia
Mã số thuế: 0104913886
Số tài khoản ngân hàng: 0350.1013.220.922 Ngân hàng: Maritimebank chi nhánh Nam Hà Nội
Điện thoại: (04) 8587.5748
Email: info@cosp.vn Website: www.cosp.com.vn
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Vấn đề răng miệng phụ nữ có thai cần quan tâm
Nên khám răng định kì để bảo vệ răng tốt nhất |
. Những vấn đề răng miệng là chung cho cả hai giới. Các bệnh răng miệng là những bệnh khá phổ biến, gặp ở trên 60% người lớn. Những tình trạng cần quan tâm, được coi là “có nhu cầu điều trị” còn có tỷ lệ cao hơn.
Tuy vậy, khác với đàn ông, vấn đề về răng miệng của phụ nữ còn gắn liền với đặc điểm cơ thể và sinh lý mà người đàn ông không có: sinh con, hiện tượng kinh nguyệt, và cả vai trò của bà mẹ trong gia đình...
Mang thai và sinh con là một hoạt động bình thường của phụ nữ trong độ tuổi. Mọi phụ nữ mang thai có những thay đổi trên toàn bộ cơ thể (các cơ quan và hệ cơ quan), ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm, do tác động của những thay đổi về nội tiết, tình trạng thai nhi, đặc điểm cá nhân trong sinh hoạt, gia đình và hoạt động xã hội.
Bệnh sâu răng
Tương truyền: Răng bị mất can-xi khi có thai nên dễ bị sâu: “mỗi lần sinh con là mất một cái răng”.
Sự thực: Răng dễ bị sâu!, không phải vì mất can-xi để thai nhi phát triển, mà vì các yếu tố thực phẩm và vệ sinh răng miệng.
Nhiều người ăn vặt (bánh, kẹo, snack)…để vượt qua chứng muốn ói, những cơn thèm ăn thừơng gặp trong những tháng đầu thai kỳ. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần tăng cường giữ gìn vệ sinh phòng bệnh sâu răng.
Mòn răng
Do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm.
Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý nhưng chắc chắn và không hồi phục. Trong trường hợp mòn đến lộ ngà, tình trạng này gây ê buốt và điều trị phục hồi khá phức tạp.
Dự phòng: Ngay sau khi ói, ợ chua, đừng chải răng! Cần súc miệng bằng nước súc miệng có Fluoride.
Viêm nướu và Bệnh nha chu
Tương truyền: Phụ nữ có thai phải tránh đánh răng.
Thực sự: Phụ nữ có thai thường bị viêm nướu, khu trú hoặc toàn thể. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8.
Do những thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng với nhiễm trùng toàn thân và ngược lại.
Điều cần chú ý hơn cả, bệnh nha chu là một yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ của đẻ non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Dự phòng: Giữ vệ sinh răng miệng, dùng bàn chải mềm để đánh răng. Cần khám răng, lấy vôi răng và điều trị răng sâu trong thời kỳ mang thai.
Nói chung, đối với phụ nữ có thai bình thường, không có chống chỉ định điều trị răng miệng
Những tình trạng khác
- U nướu thai nghén (epulis): là một khối tăng sinh mềm, màu hồng ở nướu. Khối u thường phát triển nhanh trong 3 tháng giữa và nhỏ lại, mất hẳn sau khi sinh.
- Răng lung lay do tình trạng viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có mất khoáng ở xương ổ. Răng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Cần nhớ:
- Chăm sóc Bà mẹ cũng là cho Con
- Cần coi chăm sóc răng miệng là một ưu tiên trong thời kỳ mang thai.
- Tránh những định kiến sai lầm, cho là không được chữa, nhổ răng hoặc ngược lại, “chăm sóc” quá mức.
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Làm thế nào để có một hàm răng đẹp?
Hãy đến phòng khám kiểm tra định kì |
Nha khoa thẩm mỹ răng là một lĩnh vực có liên quan đến hình thức và màu sắc của răng, các nha sĩ sẽ cố gắng chỉnh sửa răng của bạn sao cho nó đẹp nhất có thể! Nó bao gồm răng giả, chỉnh hình răng mặt, cấy ghép, liên kết, làm trắng răng, …
Công việc của các nha sĩ cũng đòi hỏi những tỉ mỉ và sáng tạo nhất định để sửa sao cho hình dạng, kích thước, màu sắc răng của bạn thật đẹp. Đôi khi, bạn chỉ cần chỉnh sửa một chút để nụ cười của bạn thêm đẹp, duyên dáng và hấp dẫn hơn.
Đến với các trung tâm thẩm mỹ răng các nha khoa sẽ cung cấp cho bạn nhiều nhiều lựa chọn, qua đó bạn có thể có nụ cười sáng bóng. Làm thế nào để có thể cải thiện tính thẩm mĩ cho răng của mình, làm thế nào để có thể khôi phục lại độ sáng bóng khiến bạn thêm tự tin trong giao tiếp hơn?
Các nha khoa thẩm mỹ răng sẽ đề cập đến một loạt các phương pháp điều trị nha khoa được thiết kế để tăng cường nụ cười và sửa chữa sứt mẻ, sự đổi đổi màu và khoảng cách không đồng đều giữa các răng. Sau đây là một số phương pháp điều trị nha khoa phổ biến:
Phương pháp cấy ghép nha khoa
Phương pháp cấy ghép nha khoa là phương pháp nha khoa thẩm mĩ răng được sử dụng để thay thế các răng đã mất. Đây là phương pháp thay thế dài hạn cho răng của bạn, phù hợp với mọi lứa tuổi!
Răng liên kết
Răng liên kết là phương pháp sử dụng một loại vật liệu nhựa răng màu có sử dụng chất kết dính, ở nhiệt độ cao.
Răng liên kết thường được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ răng nhằm cải thiện răng bị đổi màu hoặc sứt mẻ, tạo cho răng có một bộ khung đẹp, khít hơn và trắng hơn.
Phương pháp này cũng được sử dụng như một phương pháp thay thế cho phương pháp trám hỗn hợp hoặc sử dụng khi một phần của gốc răng ( nướu) bị hỏng.
Sử dụng răng giả
Răng giả được sử dụng để thay thế những răng đã mất, nó có thể được đưa vào khi cần thiết và gỡ ra khi bạn muốn. Có hai loại răng giả là răng giả hoàn toàn và răng giả một phần.
Phương pháp này sử dụng với những bệnh nhân bị mất răng và muốn có lại cảm giác ăn uống ngon miệng hoặc thêm phần tự tin với bộ răng bình thường. Khi bạn sử dụng răng giả, bạn có thể tự do ăn uống hầu hết các loại thực phẩm mà không sợ khó nhai, khó nuốt hoặc đơn giản là mất tự tin khi đối diện với người khác!
Sử dụng phương pháp Invisalign
Phương pháp Invisalign là lựa chọn phổ biến nhất khi bạn muốn làm đẹp cho hàm răng của mình. Với các thiết bị chỉnh hình răng như niềng răng, răng của bạn sẽ nhanh chóng được các nha sĩ tại các trung tâm thẩm mĩ răng hiện đại phù phép và rất an toàn để răng của bạn thêm thu hút hơn!
Với phương pháp Invisalign, khách hàng sẽ cảm thấy hài long bởi răng của họ sẽ được chỉnh rất thẳng và trông rất chuyên nghiệp. Khung niềng răng cũng khá thoải mái nên bạn không phải lo lắng quá nhiều!
Sử dụng phương pháp làm trắng răng
Làm trắng răng cũng là một phương pháp tại các trung tâm thẩm mĩ răng khá phổ biến vì nó có thể cải thiện răng của bạn đáng kể mà chi phí lại không quá đắt. Phương pháp này cũng được xem là khá thuận tiện để thực hiện, không yêu cầu quá nhiều phương tiện kĩ thuật rườm rà! Chỉ mất vài tuần để bạn có thể hoàn thành phương pháp làm trắng răng này!
Phương pháp niềng răng
Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất nếu bạn muốn điều chỉnh lại vị trí các răng sao cho thật thẳng hàng.
Thông thường, các nha sĩ sẽ yêu cầu bạn niềng răng trước khi muốn làm các phương pháp thẩm mĩ răng khác vì chỉ khi các răng được sắp xếp thẳng hàng, tiến hành các phương pháp khác mới dễ dàng.
Khảm sứ và sử dụng miếng chêm
Phương pháp này được sử dụng để chữa những răng bị nứt hoặc hư hỏng, chúng được gắn vào răng giúp tăng cường hiệu quả sử dụng của răng.
Sử dụng tia Laser
Công nghệ tia laser cũng được sử dụng tại các trung tâm thẩm mĩ răng, nó dùng để điều trị các mô mềm, chỉnh vị trí, làm trắng răng và nâng cao vẻ đẹp của nụ cười. Đây là phương pháp hiện đại, tốn ít thời gian, an toàn nhưng chi phí hơi tốn kém.
Để có một hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp, và bền thì sẽ có rất nhiều cách. Có thể dùng các phương pháp tự nhiên, nhưng để có được hàm răng trắng như mong muốn, nhanh và hiệu quả hơn bạn nên tìm đến các trung tâm thẩm mỹ răng để thực hiện các liệu pháp chăm sóc và điều trị răng hiệu quả nhất
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Những thực phẩm làm răng chắc và đẹp
Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp canxi và các nguyên tố kim loại, giúp răng vững chắc, ít bị sâu. Các protein của sữa cũng kích thích sản xuất nước bọt, tạo cho răng một lớp bảo vệ chống axit.
Nên kiểm tra răng định kì tại các phòng khám |
Sau đây là một số thức ăn có lợi cho răng miệng khác:
- Nước trà: Giàu fluor (một chất rất cần cho răng), khoảng 0,3 mg trong một tách. Trà còn tham gia vào việc hình thành răng, tăng cường lớp men và bảo vệ chống các vi khuẩn; giúp những vùng men răng yếu tái nhận nguyên tố kim loại, tránh tạo ra những chỗ sâu.
Một ngày uống 3 tách trà là đủ; nếu uống quá nhiều, răng có nguy cơ giảm độ trắng. Có thể cho một chút sữa vào trà để giảm tác động tạo màu của tanin trong trà.
- Cà rốt: Nguồn cung cấp vitamin A, làm răng phát triển thuận lợi và chắc khỏe hơn. Ngoài ra, nó còn giúp lợi mau liền khi bị tổn thương, giảm tình trạng chảy máu lợi.
- Cá: Các loại cá béo như cá thu, cá mòi, cá hồi... chứa nhiều vitamin D, nhân tố giúp cơ thể hấp thụ canxi, có lợi cho cốt răng và men răng.
- Rau quả nhiều vitamin C (như cam, chanh, bưởi...): Vitamin C giúp khắc phục chứng chảy máu răng, răng bị lung lay.
- Kẹo cao su không đường: Loại kẹo này làm tăng tiết nước bọt lên 3 lần, giúp chống vi khuẩn và những axit tác động xấu tới răng. Ngoài ra, nó còn làm ẩm ướt niêm mạc để bảo vệ những chỗ lợi yếu.
- Một số nước khoáng, trai, sò, ốc, cam, bắp cải, trứng: Những thực phẩm này cũng chứa những chất cần thiết cho sự phát triển và vững chắc của răng.
Sức Khỏe & Đời Sống
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
10 cách giúp bé vui đánh răng
Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Hãy nhắc nhở bé đánh răng hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).
Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định giúp con hình thành thói quen này. Một nguyên tắc để việc đánh răng của trẻ không phải là một tai họa là bạn nên bình tĩnh, không phải vội vã, không thúc giục bé.
2. Xem xét nhu cầu thực sự
Bạn cần phải xác định được liệu trẻ đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng.
Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú thì bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối nhạt, nếu điều đó làm bé thích hơn).
Dù đánh răng cho con theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho trẻ rất mạnh và khi đó, bé sẽ không thích đánh răng nữa.
3. Chưa cần dùng kem đánh răng
Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn không nên vội dùng các loại kem, dù đó là kem đánh răng dành cho các bé và có thể nuốt được. Thay vào đó, chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối nhạt) là đủ.
4. Ngồi xuống ghế cùng với bé
Bạn nên chuẩn bị riêng cho con một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.
5. Tạo hứng thú cho trẻ
Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.
Bạn cũng nên há miệng to để trẻ bắt chước theo. Cho con quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.
6. Khi bé nghiến bàn chải
Khi mới tập đánh răng, con có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không được" và nhìn thẳng vào mắt trẻ hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng ấy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra để thông báo số răng của mình.
Thực tế, ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của trẻ.
7. Đánh răng nhanh
Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.
8. Chấp nhận thực tế
Có một số bé sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng dữ dội như vậy. Bạn không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để bé chịu đánh răng.
9. Xây dựng thói quen trong hòa bình
Dù là tạo thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé và dừng lại ngay khi con bắt đầu khóc.
Bạn cố gắng nhắc nhở bé thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen. Hãy bỏ ra ngoài khi thấy bé bắt đầu khóc vì phải đánh răng và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.
Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
10. Đặt bé lên một mặt phẳng
Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn. Hãy kéo con vào sát người mình, giữ chân và tay. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà trẻ thích thú trong khi đánh răng cho bé.
Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh. Có thể bật bài hát con thích hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng..., bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.
(Theo Mevabe.net)
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
5 bệnh thường gặp ở răng
Nên kiểm tra răng định kì |
Ngoài sâu răng và viêm quanh răng, có 5 loại bệnh về răng thường gặp là:
Mòn răng
Các tổ chức cứng của răng có thể bị ăn mòn bởi axít. Những người ăn nhiều chất chua, uống thuốc chứa axit, hoặc làm việc trong môi trường nhiều chất này đều rất dễ bị ăn mòn răng.
Ở các xưởng chế tạo axít, hơi axít trong không khí ngấm vào nước bọt và ăn mòn răng của công nhân. Hơi axít kích thích niêm mạc mũi nên công nhân quen thở bằng miệng, khiến răng dễ tiếp xúc với axit hơn. Men răng trở thành không bóng, thô ráp rồi có vết nâu, men mất dần, răng bị đau khi ăn nóng, lạnh, ngọt. Rìa răng chỗ mòn không đều. Ngà răng hở ra thành màu nâu, mềm và bị mòn, có khi mòn tới lợi. Tủy răng không bị viêm vì ngà thứ phát làm kín buồng tủy. Khi răng đã cụt thì ổ răng bị ảnh hưởng, viêm lợi, viêm quanh răng. Để phòng bị mòn răng do nghề nghiệp, nơi làm việc cần phải thoáng, nên súc miệng bằng dung dịch kiềm (nabica 3%).
Những tổn thương như trên cũng thấy ở người bệnh dùng thuốc có axít. Thuốc ảnh hưởng đến răng sau 3 tháng dùng thuốc. Răng cũng có thể mòn nếu ăn nhiều bưởi chua, cam, chanh, thức ăn ít canxi, thức ăn cứng.
Tiêu thân răng
Lúc đầu, biểu hiện bệnh chỉ là một rãnh nhỏ gần cổ răng. Lúc chỗ tiêu thân răng đã lớn, người bệnh đi khám vì ê buốt do kích thích như hoặc đau nhức. Tiêu răng có thể thấy ở cả hàm trên và hàm dưới, dần dần làm buồng tủy hẹp lại, thân răng có thể bị gãy.
Điều trị: Đánh răng bằng bàn chải mềm, hàn chỗ tiêu răng.
Sún răng
Tổn thương bắt đầu ở phần giữa mặt ngoài hai răng cửa giữa hàm trên, lan sang răng cửa bên, răng nanh. Có thể sún cả ở răng hàm sữa trên và dưới. Răng cửa sữa hàm dưới không bị sún. Chấm đen ở men lan rộng, men răng bị vụn, ngà thành màu nâu, đen, sún lan sang mặt bên làm gãy thân răng.
Điều trị: Bôi thuốc có thể làm cho sún răng ngừng phát triển.
Tổn thương ở răng do điều trị bằng tia xạ
Những trẻ điều trị u máu ở mặt bằng tia xạ sẽ bị tổn thương ở răng, thiếu răng, răng nhỏ, xương hàm kém phát triển. Ở người lớn, việc điều trị ung thư vùng miệng, vùng hàm hay vùng cổ bằng tia xạ đều gây tổn thương răng (thường sau một năm). Nếu tuyến nước bọt ở vùng tia xạ đi qua, bệnh nhân thường không có nước bọt, răng bị sâu, đầu tiên là răng cửa dưới. Cổ răng có màu từ vàng đến đen, men vụn, ngà mủn, dần dần gãy răng mà không đau.
Dự phòng: Để dự phòng hoại tử xương hàm do tia xạ, có thể làm máng bảo vệ, nhổ răng ở vùng tia xạ đi qua, giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Răng bị đổi màu
Răng có thể bị đổi màu nâu vàng trong một số bệnh di truyền hoặc do điều trị bằng tetracyclin lúc răng đang mọc. Răng cũng có thể bị đổi màu do vi khuẩn tạo sắc tố (nâu, đen).
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Răng khôn: khôn hay dại?
Cho đến nay, ngoại trừ các răng khôn mọc lệch hoặc ngầm cần phải nhổ, đối với các răng khôn mọc thẳng, người ta vẫn chưa biết trước được liệu răng này khi mọc có gây biến chứng hay không? Một số nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn dù chiếc răng này chưa gây khó chịu cho bạn. Mặc dù có các quan điểm khác nhau, song bạn cũng cần hiểu rõ những lợi ích hoặc bất lợi có thể xảy ra khi giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn.
QUAN ÐIỂM GIỮ LẠI RĂNG KHÔN
Các bất lợi có thể xảy ra khi giữ lại răng khôn:
1. Viêm lợi trùm răng khôn: Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
2. Bệnh viêm nha chu: Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Theo thống kê của các nước như Mỹ, Anh, Ðức..., xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.
3. Răng mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
4. Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặ? xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này. Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7 (theo một thống kê ở Mỹ, hơn 30% có túi nướu khoảng 5mm ở răng số 7 trong trường hợp này). Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.
5. Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặ? ra ngoài da.
6. U nguyên bào men: Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
CÁC LỢI ÍCH KHI GIỮ LẠI RĂNG KHÔN:
1. Có đủ răng: Việc giữ lại răng khôn mọc đúng vị trí chức năng của nó, giúp có bộ răng khỏe, thực hiện đầy đủ các chức năng.
2. Giúp phục hình răng: Trong trường hợp mất răng số 7 và nếu răng khôn mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho một phục hình cầu răng của bạn.
3. Không phải chịu một cuộc phẫu thuật: Bạn sẽ không phải trải qua một cuộc tiểu phẫu răng khôn và không bị các tai biến có thể xảy ra.
QUAN ÐIỂM NHỔ BỎ RĂNG KHÔN
Những bất lợi khi nhổ bỏ răng khôn:
Các tai biến khi nhổ răng khôn cũng có thể xảy ra như khi nhổ bất cứ chiếc răng nào trên cung hàm của bạn. Một số tai biến có thể xảy ra khi nhổ răng khôn như:
1. Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam. Viêm ổ răng khôn chiếm khoảng từ 1 - 5% trong tổng số các biến chứng có thể có.
2. Nhiễm trùng hậu phẫu: Có thể xảy ra, tuy hiếm hơn.
3. Tổn thương dây thần kinh: Gây tê môi, tê lưỡi, thường là tạm thời nhưng đôi khi cũng xảy ra vĩnh viễn. Các tổn thương này nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là tổn thương vĩnh viễn.
4. Sưng mặt: Rất thường xảy ra, nhất là trong các trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc kẹt hoă? ngầm có khoan xương. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ.
Những lợi ích khi nhổ bỏ răng khôn:
1. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng ít gặp các biến chứng, đặc biệt với các răng khôn đã gây khó chịu thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Mức độ khó khăn cũng như các biến chứng hậu phẫu thường gia tăng theo tuổi.
2. Thời gian lành thường xảy ra nhanh hơn trong các trường hợp những chân răng khôn này chưa đóng chóp và xương hàm chưa bị calci hóa hoàn toàn.
Rất mong những trình bày trên sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn trong việc nên giữ hay nhổ bỏ răng khôn. Ngay cả nha sĩ cũng không biết trước được chiếc răng khôn của bạn liệu có gây biến chứng hay không, tuy nhiên họ có thể cho bạn biết tình trạng hiện tại của nó, vì thế bạn đừng ngần ngại đến khám và tham khảo ý kiến của nha sĩ.
Thạc sĩ Trịnh Ðình Vũ Linh (BV. Răng Hàm Mặt TW - TPHCM)
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân đối với phòng khám chuyên khoa mắt
Bước 1: Công dân có yêu cầu thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân (Sở Y tế)
Bước 2: Phòng Quản lý hành nghề tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn công dân cách kê khai hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đảm bảo đúng theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Công dân đến nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả tại Sở Y tế
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân
Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề y tư nhân
Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản kê khai danh sách nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn
Bản cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về giá
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
g) Lệ phí: 240.000 đồng
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân
- Bản kê khai danh sách nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn
- Bản cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về giá
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký phòng khám chuyên khoa mắt;
- Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư này;
- Phải có đủ dụng cụ, trang thiết bị y tế phù hợp phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu về mắt;
- Phòng khám có diện tích ít nhất là 10m2, phòng tiểu phẫu có diện tích ít nhất là 10m2, phòng cấp cứu có diện tích ít nhất là 12m2, tường của tất cả các phòng đó phải được ốp gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng, chiều cao không thấp hơn 3,1m;
- Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, năm 2003
- Nghị định của Chính phủ số 103/NĐ-CP ngày 12/9/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân
- Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/7/2005 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việcquy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược
- Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
"Phát cuồng" vì phòng khám nha khoa Hello Kitty quá kute
Tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản có một phòng khám nha khoa cực kute. Khi đến đây, hầu như tất cả mọi người đều phải công nhận rằng, đây là phòng khám răng dễ thương nhất quả đất. Phòng khám nha khoa này có tên là “Hearts Dental Clinic”. Nó được thiết kế và trang trí theo chủ đề Hello Kitty, khiến mọi người có cảm tưởng như đây là “Hello Kitty Wonderland” chứ không phải là 1 phòng khám răng các bạn ạ!
Phòng khám này được trang trí theo chủ đề về cô mèo Hello Kitty đáng yêu.
Gam màu chủ đạo là màu hồng.
Ở đây có những phòng khám đặc biệt như "Kitty Ruby", "Kitty Pearl", "Kitty Diamond"...
Nội thất cũng rất kute nhé!
Đáng yêu quá đi mất!
Các nha sĩ hi vọng rằng, các bệnh nhân đặc biệt là trẻ em sẽ cảm thấy dễ chịu khi đến với phòng khám này.
Đây quả là phòng khám răng có 1-0-2 trên thế giới các bạn nhỉ?
Xem tiếp... Đăng bình luận 1 nhận xét
Thiết kế phòng khám mắt - Bà Triệu
Địa chỉ: 134 Bà Triệu - Hà Nội
Khách hàng: (anh) Đạt
Tầng 2: Gồm quầy thuốc và phòng nội soi
Tầng 2
Tầng 3
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét
Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Phòng khám và tiêu chuẩn đi kèm:
BỘ
Y TẾ
------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- |
Số:
1327/2002/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2002
|
Căn cứ nhu cầu về thiết kế phòng khám đa khoa khu vực nhằm chuẩn hoá việc xây dựng các công trình y tế, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG Lê Ngọc Trọng |
Loại
phòng
|
Diện
tích theo quy mô (m2)
|
Ghi
chú
|
|
80
đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)
|
120
đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)
|
||
Khám - điều trị nội khoa
|
9m2
(1 chỗ khám)
|
18
m2 (2 chỗ khám)
|
DT
tối thiểu 9m2/ chỗ khám
|
Khám - điều trị ngoại khoa
|
9m2
(1 chỗ khám)
|
18
m2 (2 chỗ khám)
|
DT
tối thiểu 9m2/ chỗ khám
|
Khám - điều trị Nhi khoa
|
9m2
(1 chỗ khám)
|
18
m2 (2 chỗ khám)
|
DT
tối thiểu 9m2/ chỗ khám
|
Khám Thai - Sản
|
14
m2 (1 chỗ khám)
|
14
m2 (1 chỗ khám)
|
DT
tối thiểu 14m2/ chỗ khám
|
Khám các bệnh Phụ khoa
|
14
m2 (1 chỗ khám)
|
14
m2 (1 chỗ khám)
|
DT
tối thiểu 14m2/ chỗ khám
|
Khám - Điều trị RHM, TMH và Mắt
|
21
m2 (3 chỗ khám)
|
21
m2 - 28m2 (3 - 4 chỗ khám – 2 ghế khám RHM)
|
DT
tối thiểu 7m2/ chỗ khám. Có ghế chữa RHM, TMH và Khám Mắt
|
Khám - Chữa bệnh theo phương
pháp Y học cổ truyền.
|
18
m2 (1 chỗ khám - chữa)
|
18
m2 (1 chỗ khám - chữa)
|
Gồm
có chỗ khám, chỗ chữa bệnh y học cổ truyền
|
Quản lý - điều trị bệnh xã hội
|
9
m2 (1 bàn làm việc)
|
9
m2 (1 bàn làm việc)
|
DT
tối thiểu
|
Xét nghiệm
|
14
m2 (3 bàn xét nghiệm)
|
14
m2 (3 bàn xét nghiệm)
|
DT
tối thiểu
|
Chuẩn đoán hình ảnh:
|
|||
- X-Quang
|
24m2
(phòng 1 máy X-Quang)
|
24m2
(phòng 1 máy X-Quang)
|
Gồm
có phòng máy, điều khiển, phòng tối (tráng - rửa phim).
|
- Siêu âm
|
9
m2 (phòng 1 máy siêu âm)
|
18
m2 (0phòng 2 máy siêu âm)
|
DT
tổi thiểu 9m2/máy siêu âm.
|
Loại
phòng
|
Diện
tích theo quy mô (m2)
|
Ghi
chú
|
||
80
đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)
|
120
đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)
|
|||
Cấp cứu
|
24m2
(1 chỗ cấp cứu)
|
24
m2 (1 chỗ cấp cứu)
|
DT
tối thiểu 14m2/ chỗ cấp cứu
|
|
Tiểu phẫu
|
14m2
(1 bàn tiểu phẫu)
|
14m2
(1 bàn tiểu phẫu)
|
DT
tối thiểu 14m2/bàn tiểu phẫu
|
|
Phòng đẻ
|
14m2
(1 bàn đỡ đẻ)
|
14m2
(1 bàn đỡ đẻ)
|
DT
tối thiểu gồm có 1 bàn đỡ đẻ và 1 bàn đón trẻ sơ sinh
|
|
Dịch vụ KHHGĐ
|
14m2
(1 bàn thủ thuật)
|
14m2
(1 bàn thủ thuật)
|
DT
tối thiểu 14m2/bàn thủ thuật DV KHHGĐ
|
|
Loại
phòng
|
Diện
tích theo quy mô (m2)
|
Ghi
chú
|
|
80
đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)
|
120
đến dưới 150
lầm
khám (11 đến
15
giường lưu)
|
||
bệnh nhân thông thưởng
|
12
đến 24m2 (2 đến 4 giường)
|
30
đến 54m2 (5 đến 9 giường)
|
DT
tối thiểu phòng bệnh nhân nam /nữ riêng
|
Bệnh nhân lây nhiễm
|
9
đến 12 m2 (1 đến 2 giường)
|
12
m2 (2 giường)
|
DT
tối thiểu. Có biện pháp cách ly
|
Bệnh nhân cấp cứu
|
9
- 12m2 (1 đến 2 giường)
|
12
m2 (2 giường)
|
DT
tối thiểu. Liền kề với phòng cấp cứu.
|
Sản phụ
|
15m2
(2 giường)
|
15m2
(2 giường)
|
DT
tối thiểu. Gồm có phòng lưu, vệ sinh liền phòng (3 đến 4 m2)
|
Loại
phòng
|
Diện
tích theo quy mô (m2)
|
Ghi
chú
|
|
80
đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)
|
120
đến dưới 150
lầm
khám (11 đến
15
giường lưu)
|
||
Sảnh (đợi, đón tiếp)
|
18m2
|
24m2
|
Kết
hợp tuyên truyền, tư vấn
|
Tuyên truyền - tư vấn
|
18m2
|
24m2
|
Liền
kề với sảnh đợi, đón tiếp
|
Giao ban
|
18m2
|
24m2
|
|
Hành chính, y vụ
|
122
|
18m2
|
Liền
kề với sảnh
|
Lãnh đạo
|
9m2
|
9m2
|
|
Trực nhân viên
|
9m2
|
12m2
|
|
Dược
|
12m2
|
12m2
|
Tủ
và quầy cung ứng dược phẩm
|
Rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ
|
12m2
|
12m2
|
Liền
kề với khu khám, chữa bệnh
|
Loại
phòng
|
Diện
tích theo quy mô (m2)
|
Ghi
chú
|
|
80
đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)
|
120
đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)
|
||
Phục vụ
|
9m2
|
12m2
|
Đun
nấu, giặt là,...
|
Vệ sinh
|
14m2
(1xí, 2 tiểu, 1 rửa x 2)
|
21m2
(2 xí, 3 tiểu, 1 rửa x 2)
|
Nam/
nữ riêng
|
Nhà để xe ô tô cấp cứu
|
18m2
|
18m2
|
Không
đặt gần khu khám, chữa, lưu BN
|
Hành lang, lối đi trong nhà
|
30
đến 35% tổng DT xây dựng
|
30
đến 35% tổng DT xây dựng
|
Hành
lang kết hợp chỗ đợi, đón tiếp
|
Loại
phòng
|
Tỷ
lệ diệ n tích cử sổ (%)
|
Diện
tích sàn
|
|
Các phòng thông thường
|
Không nhỏ hơn 20%
|
Các phòng tạm lưu, phòng phụ
trợ
|
Không nhỏ hơn 15%
|
Xem tiếp... Đăng bình luận 0 nhận xét